Baemin – Cơn sốt xanh mint “bắt tai, bắt mắt” nhưng có “bắt đúng mạch” giới trẻ Việt

6.652 lượt xem

Khởi nguồn từ ứng dụng giao đồ ăn khá thành công tại Hàn Quốc, Baemin chính thức “đổ bộ” vào Việt Nam, gia nhập thị trường delivery vốn đang sôi nổi và đầy cạnh tranh với những ông lớn như Now, GrabFood, Go-Food… Một Baemin mang hơi thở của “Xứ sở Kim Chi” liệu có làm hài lòng người dùng Việt?

Baemin “bắt tai bắt mắt” ngay từ những ngày đầu ra mắt

Sau gần nửa năm chuẩn bị và chính thức thâu tóm ứng dụng đồ ăn trực tuyến Vietnammm.com, Baemin từ Tập đoàn Woowa Brothers Corp. đã xây dựng chiến lược phát triển khá cẩn thận với những bước “thăm dò” chỉ nhận giao hàng tại một số quận trọng yếu thuộc địa bàn TP.HCM.

Hình ảnh shipper của Baemin Hàn Quốc (Ảnh: Koreaherald)

Điểm cộng mạnh mẽ cho Baemin ngay từ những thời điểm đầu ra mắt chính là bộ nhận diện thương hiệu cực kỳ bắt mắt. Nhu cầu thị hiếu và lối sống, phong cách của giới trẻ và dân văn phòng – nhóm khách hàng chính của Baemin luôn được đặt lên hàng đầu.

Vốn dĩ một bộ phận giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ TPHCM nói riêng đã quá quen thuộc và yêu thích văn hóa Hàn Quốc, chính vì thế, không khó để hình ảnh “Baemin chính chủ” dù có mang hẳn từ Hàn Quốc về, không cần phải thay đổi quá nhiều, vẫn dễ dàng thu hút giới trẻ Việt. Tuy nhiên, để tạo dấu ấn riêng cho thị trường Việt Nam, Baemin vẫn “trình làng” hình ảnh đại diện “Mèo Mặp” hài hước cùng bộ font chữ thân thiện, chiếm trọn cảm tình của nhóm khách hàng mục tiêu.

Điểm qua từng đợt “sóng xanh mint” cuốn vào thị trường delivery sôi động cạnh tranh

Lượng mentions theo từng “bước tiến” của “quân đoàn xanh mint” khá dao động, xuất hiện một số cột mốc nổi bật thu hút lượng thảo luận “khủng”, rơi vào các thời điểm:

  • 14/5: Baemin chính thức thay đổi và công bố bộ nhận diện thương hiệu Baemin Vietnam
  • 17/5: Tung video giới thiệu độc đáo về Baemin Vietnam
  • 7/6 – 9/6 Kết hợp với Vheartbeat với chương trình “khao” vé cho fans
  • 15/7-16/7: Lại “khao” vé Vheartbeat
  • 20/7 – 25/7: Giảm giá 70% mừng khai trương với thông điệp cùng hình ảnh truyền thông cực “bắt tai”

Lượng mentions tại những cột mốc quan trọng trong quá trình Baemin ra mắt thị trường Việt Nam (Dữ liệu được cập nhật từ công cụ social listening – SocialHeat thuộc YouNet Media)

Facebook hiện vẫn đang là kênh truyền thông chính của Baemin Vietnam cùng với sự hỗ trợ của một số channel khác như Youtube, báo chí và diễn đàn.

Trong số đó, fanpage chính thức của Baemin cùng với loạt content và hình ảnh truyền thông quá đỗi “bắt mắt bắt tai” đã đánh trúng thị hiếu của giới trẻ yêu ẩm thực Sài Gòn, thành công trở thành kênh truyền thông chính thu hút hơn 3900 lượt mentions trong hơn 3 tháng hoạt động. Bên cạnh đó, hãng cũng không quên “phủ sóng” khắp các cộng đồng ăn uống, ẩm thực với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, kéo theo hơn 1300 lượt mentions.

Ai mê Baemin “nóng giòn”?

Tính từ lúc ra mắt đến thời điểm hiện tại, độ tuổi từ 25-34 (nhóm tuổi trưởng thành hoặc dân văn phòng) chiếm đa số với 57.5% lượng người quan tâm đến Baemin, đứng thứ nhì là độ tuổi trẻ từ 18-24 với 38.1%. Nhóm khách hàng là nữ giới vẫn chiếm đa số với 67.8%, cách biệt hoàn toàn với nhóm khách hàng là nam giới chỉ chiếm 24%.

Với chiến lược tập trung hoạt động ở khu vực TPHCM buổi đầu “xâm nhập” thị trường Việt Nam, không khó để Baemin chiếm tỷ lệ quan tâm cao nhất đối với các tỉnh thành phía Nam, nổi bật là TPHCM với 46.8%.

“Bắt tai bắt mắt” liệu có “bắt lòng”?

Sự xuất hiện của thương hiệu “ngoại nhập” Baemin vào thị trường giao thức ăn nhanh vốn dĩ đã quá cạnh tranh nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng như Việt Nam, một Baemin “bắt tai bắt mắt” liệu có “bắt được lòng” khách hàng? Dưới đây là một số thảo luận xoay quanh Baemin từ người dùng mạng xã hội từ tháng 3 đến tháng 7 được YouNet Media thu thập từ công cụ social listening – SociaHeat.

Bước đầu gia nhập thị trường giao thức ăn nhanh, Baemin đã thành công trong việc chiếm tình cảm người dùng Việt bằng hình ảnh thương hiệu và thông điệp truyền thông vô cùng “nội địa”, điều mà không phải thương hiệu nước ngoài vừa gia nhập thị trường nào cũng có thể làm được. Hầu như tất cả phản hồi về hình ảnh của Baemin đều là tích cực. Bên cạnh đó, với lợi thế về nội dung và hình ảnh độc đáo và thấu hiểu tâm lý giới trẻ Việt, Baemin cũng khá thành công trong các hoạt động marketing và promote sản phẩm, nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

Tuy nhiên, người dùng Việt đã có một khoảng thời gian dài sử dụng các dịch vụ giao nhận thức ăn nhanh và đặt yêu cầu trải nghiệm khá cao. Chính vì thế, hãng đã vấp phải những phản hồi, thảo luận tiêu cực về khâu operation. Hầu hết thảo luận tiêu cực đều rơi vào các vấn đề liên quan đến lỗi kỹ thuật và chất lượng phục vụ.

Bước tham chiến “nóng hổi” cùng chiến dịch truyền thông cực “nóng giòn”?

Lối tư duy của “Xứ Kim Chi” rõ rệt khá khác biệt với những Now và GrabFood, GoFood khi ngay lập tức bám theo sự kiện âm nhạc của Vlive: VHeartbeat tháng 7 cực “nóng giòn” mặc dù chỉ mới chính thức “trình làng” vào tháng 3. Với 2 chiến dịch “khao vé” kéo theo 2126 tổng lượt mentions, cộng đồng mạng ngay lập tức lan truyền cái tên Baemin với tốc độ chóng mặt chỉ trong vòng 1 tháng.

“Làn sóng xanh mint” Baemin liệu có thể thay đổi xu hướng thị trường delivery?


Clip giới thiệu Baemin Việt Nam

Viral clip với content “chất lừ”

Bên cạnh những khó khăn về mặt operation, có thể nhận ra cách tiếp cận và cách thức truyền thông của Baemin đã tạo ra khác biệt rất lớn so với các đối thủ trên thị trường. Ngoài những ưu đãi hấp dẫn và phí ship, dịch vụ thì thông điệp và hình ảnh truyền thông nắm bắt tâm lý, “hợp nhãn, hợp tai” khách hàng vẫn còn là miếng đất hấp dẫn mà các thương hiệu delivery chưa khai thác triệt để. Dự đoán sau khi ổn định về mặt operation, Baemin sẽ trở thành đối thủ “đáng gờm” đối với các “ông lớn” trong ngành delivery.

*Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat – Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.