Syndicated Report: Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020

3.216 lượt xem

Đại dịch COVID-19 đã góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng, gia tăng sử dụng các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc, đẩy mạnh thanh toán phi tiền mặt, và là đòn bẩy cho ngân hàng mạnh mẽ hơn trong chuyển đổi số. Trong cuộc cạnh tranh tăng tốc chuyển số, việc nghiên cứu thị trường ngân hàng số đang chuyển đổi ra sao sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng để nắm bắt nhu cầu sử dụng ngân hàng số của người dùng và tạo lợi thế cạnh tranh. Trên social media, top ngân hàng nào đang quảng bá mạnh mẽ ứng dụng ngân hàng số? Việc nắm bắt những tính năng sản phẩm, thông điệp và chiến thuật quảng bá nào đang được những ngân hàng này sử dụng sẽ là gợi ý hữu ích để marketer ngành ngân hàng lên chiến lược cho năm 2021.

YouNet Media trân trọng giới thiệu đến các marketer/banker Báo cáo “Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020 nhằm cung cấp cho các marketer một bức tranh toàn cảnh về dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam và xu hướng của người tiêu dùng trong sử dụng ngân hàng số.

Báo cáo tập trung vào hai nhóm chủ đề chính sau:

A – Tổng quan thị trường ngân hàng số trên social media 2020

1. Tổng quan thị trường ngân hàng số trên social media 2020

  • Diễn biến xu hướng thảo luận về ngân hàng số trên social media
  • Thị phần thảo luận các thương hiệu ngân hàng số
  • Chỉ số cảm xúc (sentiment) của Top các ngân hàng dẫn đầu về lượng thảo luận
  • Các nguồn thảo luận chính về ngân hàng số

2. Phân tích chi tiết & đánh giá hoạt động của Top 10 ngân hàng trong quảng bá ngân hàng số,  bao gồm các khía cạnh phân tích:

2.1. Phân tích hoạt động truyền thông của Top các ngân hàng: MSB, TP Bank, Vietcombank, VP Bank, Agribank, MB   Bank, Sacombank, LienVietPostBank, BIDV, Techcombank,  CIMB Bank, VietinBank, SeABank

2.2. Top các chiến thuật (tactics) thu hút tương tác người dùng hiệu quả trên social media:

  • Mini game
  • Chương trình khuyến mãi
  • Tường thuật trực tiếp (livestream)
  • Advocacy marketing (influencer and employee)

B – Nhu cầu người dùng về Ngân hàng số:

  1. Phân tích nhóm chủ đề thảo luận chính về ngân hàng số: bảo mật, chương trình ưu đãi, trải nghiệm người dùng, đăng nhập
  2. Phân tích phản hồi của khách hàng dành cho ngân hàng số về các tính năng: thanh toán online, chuyển khoản, tiện ích, tiết kiệm online
  3. Các dịch vụ – tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số của các ngân hàng
  4. Nhu cầu và rào cản của người dùng đối với Ngân hàng số  – Kinh nghiệm đúc kết cho các thương hiệu

Ngôn ngữ báo cáo: tiếng Việt

Số trang: 70 trang

Phương pháp nghiên cứu: báo cáo dựa trên phân tích từ khoá bằng công cụ Social Heat của YouNet từ nguồn thảo luận tự nhiên của người dùng về chùm thảo luận về ngân hàng số tại thị trường Việt Nam trên mạng xã hội (Facebook, Youtube), forum, báo mạng, các trang chuyên về review, blog, thương mại điện tử.

Phạm vi thu thập thảo luận: Thảo luận của người dùng phản hồi liên quan đến chùm chủ đề giao dịch ngân hàng thông qua hình thức trực tuyến internet, bao gồm giao dịch internet banking và mobile banking của các ngân hàng hiệu đang có triển khai ngân hàng số tại Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Q3.2020 & Q4.2020

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

Đăng ký đặt mua Báo cáo “Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020 ” tại đây 

****

***

Cạnh tranh chuyển đổi ngân hàng số ở Việt Nam 2020 

Theo một thống kê gần đây của ngân hàng Nhà nước chia sẻ trên báo Forbes, có 42% các ngân hàng ở Việt Nam coi ngân hàng số là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của họ, 4% các ngân hàng ở Việt Nam đã đầu tư vào lĩnh vực này ở các mức độ khác nhau. Theo số liệu của vụ Thanh toán ngân hàng Nhà nước, trong sáu tháng đầu năm 2020, lưu lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng 180%, nhiều ngân hàng báo cáo tỉ lệ giao dịch tại kênh chi nhánh còn dưới 10%. Và chỉ trong một thời gian ngắn cuối năm 2020 hàng loạt ngân hàng đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số, nâng cấp app thành siêu ứng dụng, cuộc chạy đua dẫn đầu lượt tải ứng dụng ngân hàng số diễn ra.

Trong bối cảnh này, đối với dịch vụ ngân hàng số, người dùng có xu hướng thảo luận nhiều trên MXH và các thương hiệu ngân hàng cũng có ngân sách đầu tư hoạt động truyền thông tương tác rất sôi động trên social media, vì vậy việc lắng nghe các thảo luận của người dùng và hoạt động truyền thông của ngân hàng số trên social thật sự cần thiết để các nhà quản trị trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu thú vị được rút ra từ Báo cáo “Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020”:

  • Cuộc đua sôi nổi của các ngân hàng quảng bá “Ngân hàng số” 

Ghi nhận hơn 300,000 thảo luận liên quan đến ngân hàng số trong thời gian theo dõi, trung bình mỗi tháng ghi nhận khoảng 54k thảo luận (tăng trưởng hơn 184% thảo luận so với dữ liệu 2019). Từ dữ liệu thảo luận, cho thấy mức độ sôi nổi của các ngân hàng trong năm nay tăng rõ rệt. Không chỉ đẩy mạnh quảng bá, truyền thông và ra mắt tính năng mới, các hoạt động truyền thông cũng được các ngân hàng đa dạng hơn, không chỉ dừng lại ở hoạt động PR.

MSBTPBank & Vietcombank là 3 thương hiệu đẩy mạnh quảng bá ngân hàng số trong năm 2020. Phủ sóng trên mạng xã hội khi 3 thương hiệu nắm giữ gần 60% thị phần thảo luận của toàn ngành. Trong đó, hoạt động nổi bật của các thương hiệu trên đến từ:

  • MSB: Chiến dịch “01 phút online”
  • TPBank: Chuỗi hoạt động quảng bá Đại Nhạc Hội Musicnology
  • VCB: Tin tức ra mắt ngân hàng số VCB Digibank.

Trong top 10 còn lại là VPBank, Agribank, MBBank, Sacombank, LienVietPostBank, BIDV & Techcombank. Đa dạng trong hàng loạt hoạt động các ngân hàng quảng bá, báo cáo phân tích chi tiết & đánh giá hoạt động của Top 10 ngân hàng và đúc kết những chiến thuật hiệu quả nhất để triển khai quảng bá ngân hàng số cho 2021. Bên cạnh đó, báo cáo cung cấp cho marketer một bức tranh tổng quan tính năng và thông điệp mà các ngân hàng (brand voice) chủ đạo quảng bá trong 2020 và mức độ hiểu biết của người dùng (consumer voice) để ngân hàng có thể xác định thông điệp truyền thông của mình cho 2021.

Đăng ký đặt mua Báo cáo “Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020 ” tại đây 

  • Rào cản & động lực gì để thúc đẩy người dùng sử dụng ngân hàng số? 

Trên social media, top các chủ đề hàng đầu mà khách hàng thảo luận về ngân hàng số là chương trình khuyến mãi, vấn đề bảo mật, khả năng xử lí giao dịch- đăng nhập. Trong đó, chương trình ưu đãi, khuyến mãi từ các ngân hàng số được các ngân hàng đẩy mạnh trong các hoạt động quảng bá của mình năm 2020 để thu hút người dùng. Yếu tố bảo mật được người tiêu dùng quan tâm chủ yếu ở các trường hợp tin tiêu cực của một số ngân hàng.

Rào cản người dùng: báo cáo sẽ đi sâu vào phân tích chủ đề mà người dùng quan tâm xung quanh ngân hàng số bao gồm: chương trình khuyến mãi, bảo mật, đăng nhập, khả năng xử lý giao dịch, trải nghiệm người dùng, giao diện, sự cố hay phí giao dịch . Trong từng chủ đề, người dùng phản hồi ra sao để từ đó ngân hàng có thể đưa ra quyết định trong thông điệp truyền thông hoặc cải thiện tính năng sản phẩm của mình. Sự dịch chuyển mối quan tâm này sẽ được xác định ở cả hai chiều, từ chiều ngân hàng nói (brand voice) hay là người dùng nói (consumer voice). Từ đó đúc kết lại bức tranh về rào cản (barriers) & động lực (triggers) khách hàng để quá trình sử dụng ngân hàng số.

Báo-cáo-ngân-hàng-số-Việt-Nam-2020-younet-media-social-listening-social-media-báo-cáo-ngân-hàng

Cải tiến sản phẩm: báo cáo cũng đi sâu phân tích phản hồi của khách hàng về các tính năng dành cho ngân hàng số: thanh toán online, chuyển khoảntiện ích, tiết kiệm online. Và các dịch vụ – tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số đang được các thương hiệu đẩy mạnh trong năm 2020 và người dùng phản hồi ra sao. Từ đó sẽ là dữ liệu hữu ích để các ngân hàng có thể thiết kế, hoàn thiện các tính năng mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đăng ký đặt mua Báo cáo “Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020 ” tại đây 

  • Đa dạng trong hoạt động quảng bá ngân hàng số  

Báo cáo ghi nhận sự đa dạng trong hoạt động quảng bá ngân hàng số của các ngân hàng trong năm 2020, không chỉ dừng lại ở hoạt động PR đơn thuần, các ngân hàng đã sôi nổi và linh động triển khai kết hợp đa dạng để đến gần hơn với người dùng như như Đại nhạc hội âm nhạc Beyond The Feature với gương mặt đại diện là Sơn Tùng M-TP bởi TPBank, Sacombank xây dựng viral clip truyền đạt nội dung quảng bá qua TVC hoặc MSB phát hành viral clip dưới hình thức rap. Trên fanpage của ngân hàng cũng được triển khai đẩy mạnh các chiến thuật (tactics) như minigame, chương trình khuyến mãi, ưu đãi và livestream. Trong báo cáo sẽ đi sâu và phân tích những chiến thuật cụ thể để ngân hàng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của mình.

Không chỉ sôi nổi trên fanpage của mình các ngân hàng cũng có bước đi đa dạng nguồn truyền thông nói về mình nhiều hơn. Hình thức advocacy marketing được ngân hàng đẩy mạnh trong năm nay và được dự đoán sẽ còn là xu hướng marketing trong lĩnh vực ngân hàng số trong năm tới như thế nào? Chi tiết các hoạt động truyền thông, chiến thuật và sử dụng advocacy marketing ra sao sẽ được phân tích tổng hợp trong Báo cáo để rút ra gợi ý hành động cho các ngân hàng.

*****

Trên đây là những nội dung chính trong Báo cáo “Toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam năm 2020” do YouNet Media độc quyền phát hành. Marketer, banker và thương hiệu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về Báo này, xin vui lòng liên hệ để được nhận báo giá tại đây.